Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Sự khác biệt trong văn hóa dùng đũa các nước Châu Á

Đũa là vật dụng quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong mâm cơm các gia đình ở những nước Châu Á. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, cách sử dụng và quan niệm văn hóa về đôi đũa vẫn có nhiều sự khác biệt.

Theo ghi chép, đũa ra tời từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên. Ban đầu chỉ là những đôi đũa có kích thước lớn, dùng để nấu ăn là chủ yếu. Cho đến khoảng năm 200 trước công nguyên, đũa bắt đầu dần trở thành đồ dùng phổ biến phục vụ cho các bữa ăn.

Tại Việt Nam,  đũa ở miền bắc Việt Nam thường được làm từ tre, đũa ở miền nam thường được làm từ gỗ dừa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ.


Văn hóa dùng đũa tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm, chia sẻ bởi thói quen “so đũa” và gắp thức ăn trước khi bắt đầu. Điều này là một trong các nét văn hóa ứng xử trong mâm cơm người Việt. Trước khi ăn, mọi người thường dùng đôi đũa sạch của mình để gắp thức ăn cho người khác. Đặc biệt, đũa mình đã ăn tuyệt đối không dùng để gắp cho người khác nữa mà phải đổi đầu để đảm bảo vệ sinh, lịch sự. Ngoài việc kiêng cử chống thẳng đũa vào bát cơm như dùng để cúng, người Việt cũng rất kị việc gõ đũa vào nhau.  m thanh này được cho là sẽ gây chú ý cho ma quỷ đói tìm đến quẫy nhiễu. Do đó, khi ăn nên hạn chế phát ra tiếng động, thậm chí là nhai thức ăn cũng không nên phát ra tiếng “tóp tép” quá lớn.

Ở Nhật Bản, với đặc thù các món ăn đã được thái nhỏ, người ta sử dụng đũa hầu hết cho tất cả các món. Ngoài ra, việc dùng đũa còn giúp người Nhật loại bỏ xương cá khi ăn một cách dễ dàng hơn. Điều này có thể bắt gặp ở các nhà hàng truyền thống của Nhật Bản, nếu một thực khách phương Tây không biết dùng đũa thì sẽ gặp phải không ít khó khăn khi dùng bữa tại đây. Đối với người Nhật, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, người Nhật vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn).


Trái ngược với Việt Nam, việc ăn uống xì xụp không mang ý nghĩa tiêu cực mà lại là sự biểu thị tán thưởng dành cho món ăn, tài nghệ của đầu bếp. Ngoài ra, trong văn hóa Nhật, đôi đũa còn có thể là tác phẩm nghệ thuật được khảm trai hoặc thếp vàng,...dùng để trang trí.

Đối với Hàn Quốc, đôi đũa của họ thường dẹt và làm từ kim loại. Người Hàn Quốc có thói quen trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên, mà chỉ dùng đũa, thìa để gắp, múc. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay. Khi muốn gắp đồ từ bát đĩa đựng thức ăn chung, họ phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch sẽ, không bị dính cơm hay đồ ăn.



Ở Thái Lan, khi văn hóa Đông - Tây đã giao thoa rất sâu rộng, người dân nơi đây thực tế lại đang sử dụng dao nĩa nhiều hơn so với thói quen dùng đũa trước đây. Khi ăn cơm và các món mì, người ta vẫn dùng đũa, nhưng trong các bữa ăn, người Thái giờ cũng dùng thìa khá nhiều.Đũa dùng phổ biến nhất ở Thái là loại đũa gỗ dùng một lần rồi bỏ đi hoặc những đôi đũa nhựa.


Là nước láng giềng với Việt Nam, văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc hiện tại cũng khá cởi mở, không có nhiều câu nệ, quy tắc. Điều kiêng kỵ lớn nhất là người ta không bao giờ dựng đũa thẳng đứng trong bát cơm bởi hình ảnh này gợi nhắc tới bát cơm cũng, vốn bị cho là điềm gở của sự chết chóc, khá tương đồng với quan niệm tại Việt Nam.



Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét