Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Những quy tắc ứng xử cần ghi nhớ khi đến Hàn Quốc

Hàn Quốc là quốc gia được nhiều người yêu thích bởi sự hiện đại và văn hóa thần tượng ảnh hưởng rộng lớn. Tuy nhiên, đây cũng là quốc gia coi trọng thứ bậc,  do đó, có rất nhiều quy tắc ứng xử nghiêm ngặt.

Bắt tay



Sự phân bậc xã hội tại Hàn Quốc chủ yếu được sự trên tuổi tác. Vì vậy, ở lần đầu tiên gặp mặt, chưa biết rõ tuổi tác, sẽ rất khó để có cách chào hỏi cho phải phép. Để dan toàn, bạn nên dùng cả hai tay để bắt tay với người vừa mới quen. Bởi theo quan điểm của người Hàn, nếu như bạn là người lớn tuổi hơn hay thuộc cấp trên, chủ động bắt một tay với người nhỏ tuổi hơn thì đó là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu thực hiện theo chiều ngược lại thì đó lại bị coi là bất lịch sự. Cũng đừng quên dùng cả hai tay để đưa hoặc nhận vật gì từ người chưa biết rõ vai vế, điều này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng đối với văn hóa tại Hàn Quốc.


Sử dụng mực đỏ



Người Hàn Quốc quan niệm rằng nếu viết tên một người mà sử dụng mực đỏ là điềm xui xẻo. Dù có hơi mê tín dị đoan trong quan niệm này nhưng người Hàn rất tin và tuân thủ một cách nghiêm ngặt.  Điều này cũng có nguồn gốc từ xa xưa, khi mà người Hàn Quốc viết tên của người đã khuất trong gia đình và phông bạt trong đám ma bằng mực đỏ. Những linh hồn xấu được quan niệm là ghét mực đỏ nên phong tục người xưa dựa vào đó mà xây dựng nên. 

Xưng hô đính kèm tên gọi



Gọi đúng tên và sử dụng đúng danh từ ngôn xưng là một trong những cách thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện, đặc biệt là với một xã hội tôn trọng thứ bậc như người Hàn. Không giống như Việt Nam, người Hàn Quốc chưa thân quen sẽ xưng với nhau bằng họ thay vì gọi tên. Chỉ khi thân thiết hoặc được đối phương cho phép, bạn mới được chuyển đổi cách xưng hô. Vì vậy, cách xử lý ngắn gọn nhất là bạn hỏi trực tiếp đối phương rằng họ muốn được gọi như thế nào để tránh gây ấn tượng không tốt.

Tiếng sụt sịt mũi



Với người Hàn, và cũng như nhiều người tại quốc gia khác, đây là âm thanh cực kỳ khó chịu, đặc biệt là nếu nghe ở xung quanh khu vực bàn ăn. Vì vậy, nếu bạn cần phải xì mũi, bạn nên xin phép cả bàn và đi vào nhà vệ sinh, đừng gây ảnh hưởng đến không khí chung nhé.

Quy tắc trên bàn ăn



Người Hàn cũng khá tương đồng với văn hóa ứng xử trong mâm cơm người Việt. Quan trọng nhất là không nên tự động cầm đũa lên ăn khi chưa có ai bắt đầu, trừ khi bạn là người lớn tuổi nhất. Vì vậy,  tốt nhất bạn hãy đợi ai đó bắt đầu trước rồi mình hẵng ăn. Ngoài ra lúc ăn, người Hàn đều có thói quen ít nâng chén lên khỏi mặt bàn, đây cũng là điểm cần lưu ý để “nhập gia tùy tục”.

Trao/nhận danh thiếp



Đừng bao giờ có thói quen cho ngay danh thiếp vào túi quần sau khi nhận. Người Hàn luôn đưa danh thiếp một cách trân trọng, do đó họ cũng muốn người nhận giữ gìn cẩn thận hay vì xử lý xuề xòa. Khi bạn nhận danh thiếp lần đầu, hãy đón lấy bằng hai tay. Hãy nhìn nó trong một khoảng thời gian ngắn (từ 5 đến 15 giây), cố gắng đọc hết. Sau đó, bạn hãy để danh thiếp lên mặt bàn trước mặt nếu bạn ngồi xuống, chú ý không nên để card bị bẩn hãy cong trước mặt người đưa danh thiếp. 



Xem thêm:


Nhà dài Ê Đê - Nét văn hóa và kiến trúc độc đáo

Nếu ai đã từng ghé thăm Đăk Lăk - bản hùng ca giữa núi rừng Tây Nguyên, chắc hẳn sẽ khó lòng quên được hình ảnh người dân Ê Đê nhiệt thành, hiếu khách. Ngoài ẩm thực độc đáo của người Ê Đê, công trình nhà dài truyền thống của dân tộc này cũng chứa đựng rất nhiều điều thú vị về văn hóa, tập tục.


Nhìn toàn cảnh, ngôi nhà giống như hình chiếc thuyền độc mộc với 2 đầu mái nhô ra trên rộng dưới hẹp mà giới kiến trúc thường ví von là kiểu “ thượng thách hạ thu”.  Nhà dài thường được làm chủ yếu từ các vật liệu tự nhiên như: tranh, tre, nứa và gỗ. 


Nhà được dựng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập nát; mái lợp cỏ tranh đánh rất dày, trên 20 cm, thường chỉ làm một lần và sử dụng vĩnh viễn không phải lợp lại. Đỉnh mái cách sàn nhà chừng 4–5 m. Gầm sàn cao khoảng hơn 1m trước đây luôn được dùng làm nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà nên rất mất vệ sinh, sau này đã bỏ dần tuy nhiên có một số nơi vẫn theo phong tục cũ này. Khi làm nhà mới, người Ê Đê rất kiêng không bao giờ dùng lại gỗ nhà cũ mà thường đốt bỏ, tuy nhiên ngày nay phong tục này chỉ còn tồn tại ở các vùng sâu gần rừng nơi còn dễ kiếm gỗ làm nhà. Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thường rất dài vì là nơi ở chung có khi của cả một dòng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây dựng gia thất. 


Để lên xuống nhà, người dân thường đặt chiếc cầu thang “cái” ở trước. Chiếc cầu thang này được làm từ một cây gỗ to, chắc chắn và được gọt đẽo rất công phu. Hình ảnh khiến không ít người tò mò là đôi bầu sữa mẹ được đẽo ngay trên chiếc cầu thang này. Điều này được lý giải vì người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ là trụ cột trong gia đình. Do đó, khách đến chơi sẽ lên nhà bằng cầu thang này. Lúc về có thể xuống lại theo đường cũ hoặc sử dụng cầu thang phụ.


Hiện nay, khi đến Tây Nguyên, thường chỉ bắt gặp những ngôi nhà dài từ 30 đến 40m. Nhưng xưa kia, ở mảnh đất Bản Đôn này đã từng có những ngôi nhà dài đến hàng trăm mét như trong Trường ca Đam San đã nhắc đến “Nhà dài, dài như một tiếng chiêng ngân, dài như một thôi ngựa chạy”.

Phần bên trong ngôi nhà được chia làm 2 phần rõ rệt:
  • Phần Gar: là gian dành để tiếp khách, phần này chiếm khoảng 1/3 diện tích ngôi nhà và là nơi trưng bày các hiện vật quý giá của gia đình như: dàn Cồng Chiêng, trống H’Gơr, ghế Kpan, ghế J”hưng. 
  • Phần Opp: là nơi sinh hoạt chính của gia đình cộng cư. Mỗi gia đình đều có vách ngăn riêng và bếp lửa riêng vì trong 1 ngôi nhà dài thường có nhiều gia đình sinh sống với nhau 



Người Ê Đê có tập quán là khi đi ngủ thì đầu quay về hướng Đông và chân quay về hướng Tây. Do đó nhà dài theo hướng Bắc Nam. Chỗ ngủ được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chồng, cuối cùng là ngăn dành cho khách.

Có thể thấy, nhà dài không chỉ là nơi cư trú mà còn là nơi thể hiện rõ nét tinh hoa văn hóa trong đời sống của người dân Ê Đê. Cũng từ chính ánh lửa bập bùng hằng đêm tại ngôi nhà này, nét đẹp truyền thống ấy qua lời kể của thế hệ đi trước cứ thế sống mãi trong lớp trẻ qua những câu chuyện đậm chất sử thi.



Xem thêm:




Sự khác biệt trong văn hóa dùng đũa các nước Châu Á

Đũa là vật dụng quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong mâm cơm các gia đình ở những nước Châu Á. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, cách sử dụng và quan niệm văn hóa về đôi đũa vẫn có nhiều sự khác biệt.

Theo ghi chép, đũa ra tời từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên. Ban đầu chỉ là những đôi đũa có kích thước lớn, dùng để nấu ăn là chủ yếu. Cho đến khoảng năm 200 trước công nguyên, đũa bắt đầu dần trở thành đồ dùng phổ biến phục vụ cho các bữa ăn.

Tại Việt Nam,  đũa ở miền bắc Việt Nam thường được làm từ tre, đũa ở miền nam thường được làm từ gỗ dừa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ.


Văn hóa dùng đũa tại Việt Nam thể hiện sự quan tâm, chia sẻ bởi thói quen “so đũa” và gắp thức ăn trước khi bắt đầu. Điều này là một trong các nét văn hóa ứng xử trong mâm cơm người Việt. Trước khi ăn, mọi người thường dùng đôi đũa sạch của mình để gắp thức ăn cho người khác. Đặc biệt, đũa mình đã ăn tuyệt đối không dùng để gắp cho người khác nữa mà phải đổi đầu để đảm bảo vệ sinh, lịch sự. Ngoài việc kiêng cử chống thẳng đũa vào bát cơm như dùng để cúng, người Việt cũng rất kị việc gõ đũa vào nhau.  m thanh này được cho là sẽ gây chú ý cho ma quỷ đói tìm đến quẫy nhiễu. Do đó, khi ăn nên hạn chế phát ra tiếng động, thậm chí là nhai thức ăn cũng không nên phát ra tiếng “tóp tép” quá lớn.

Ở Nhật Bản, với đặc thù các món ăn đã được thái nhỏ, người ta sử dụng đũa hầu hết cho tất cả các món. Ngoài ra, việc dùng đũa còn giúp người Nhật loại bỏ xương cá khi ăn một cách dễ dàng hơn. Điều này có thể bắt gặp ở các nhà hàng truyền thống của Nhật Bản, nếu một thực khách phương Tây không biết dùng đũa thì sẽ gặp phải không ít khó khăn khi dùng bữa tại đây. Đối với người Nhật, khi cảm thấy đã no và không muốn được tiếp thêm đồ ăn nữa, người Nhật vẫn giữ nguyên đôi đũa giữa ngón cái và ngón trỏ rồi nói “gochisosama” (bữa ăn rất ngon, xin cảm ơn).


Trái ngược với Việt Nam, việc ăn uống xì xụp không mang ý nghĩa tiêu cực mà lại là sự biểu thị tán thưởng dành cho món ăn, tài nghệ của đầu bếp. Ngoài ra, trong văn hóa Nhật, đôi đũa còn có thể là tác phẩm nghệ thuật được khảm trai hoặc thếp vàng,...dùng để trang trí.

Đối với Hàn Quốc, đôi đũa của họ thường dẹt và làm từ kim loại. Người Hàn Quốc có thói quen trong bữa ăn thường không bao giờ cầm bát đĩa lên, mà chỉ dùng đũa, thìa để gắp, múc. Họ cũng không cầm thìa và đũa trong cùng một bàn tay. Khi muốn gắp đồ từ bát đĩa đựng thức ăn chung, họ phải đảm bảo đôi đũa của mình thật sạch sẽ, không bị dính cơm hay đồ ăn.



Ở Thái Lan, khi văn hóa Đông - Tây đã giao thoa rất sâu rộng, người dân nơi đây thực tế lại đang sử dụng dao nĩa nhiều hơn so với thói quen dùng đũa trước đây. Khi ăn cơm và các món mì, người ta vẫn dùng đũa, nhưng trong các bữa ăn, người Thái giờ cũng dùng thìa khá nhiều.Đũa dùng phổ biến nhất ở Thái là loại đũa gỗ dùng một lần rồi bỏ đi hoặc những đôi đũa nhựa.


Là nước láng giềng với Việt Nam, văn hóa dùng đũa của người Trung Quốc hiện tại cũng khá cởi mở, không có nhiều câu nệ, quy tắc. Điều kiêng kỵ lớn nhất là người ta không bao giờ dựng đũa thẳng đứng trong bát cơm bởi hình ảnh này gợi nhắc tới bát cơm cũng, vốn bị cho là điềm gở của sự chết chóc, khá tương đồng với quan niệm tại Việt Nam.



Xem thêm:

Văn hóa ứng xử trong mâm cơm người Việt

Mâm cơm trong các gia đình Việt là nơi để các thế hệ quây quần bên nhau, chia sẻ với nhau những câu chuyện, là nơi bồi đắp và nuôi dưỡng tình cảm. Chính vì vậy, theo tập tục, thói quen từ nhiều đời qua, mâm cơm gia đình vẫn giữ được những giá trị văn hóa cao đẹp nhờ những quy tắc ứng xử mà không hẳn ai cũng đã hiểu hết.


Luôn chọn cơm gạo tẻ



Cây lúa là hình ảnh thân thương gắn liền với dân tộc ta từ thuở sơ khai cho đến nay. Hạt gạo được xem là kết tinh của văn hóa lâu đời, của công sức lao động của người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vì thế, cơm nấu từ hạt gạo tẻ là món chính trong mọi bữa ăn. Dùng kèm với cơm sẽ có các món canh, kho, xào, chiên,...

Mâm cơm hình tròn

Hình tròn biểu hiện cho sự đủ đầy và sum vầy, hạnh phúc. Các  món ăn sẽ được bày biện trong mâm sao cho cân đối và gọn gàng. Thông thường, nước chấm sẽ được đặt chính giữa, sau đó lần lượt xếp các món khác. Khi ăn mọi người cũng sẽ ngồi quây quần theo hình tròn, tạo cảm giác khăng khít, ấm cúng.


Dùng đũa khi ăn



Trong khi người phương Tây chỉ quen dùng dao, nĩa,... thì bữa cơm gia đình Việt hoàn toàn quen thuộc, thành thạo với việc sử dụng đũa. Dù được sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng vẫn có sự khác biệt trong văn hóa dùng đũa ở các nước Châu Á.

Với người Việt, trước khi ăn luôn phải “so đũa” sao cho hai chiếc trong một đôi phải cân đối. Không dùng đũa để đưa thẳng thức ăn lên miệng mà phải đặt trước vào chén. Nếu muốn dùng đũa gắp thức ăn cho người khác phải trở đầu đũa. Đũa cá nhân mình sử dụng không được dùng để khuấy, đảo vào món ăn chung của cả nhà.

Mời cơm

Đây không chỉ là nét văn hóa lâu đời mà còn là câu chuyện về đạo đức, cách ứng xử trong cuộc sống. Con cháu trong nhà đến bữa ăn phải biết mời ông, bà, cha, mẹ dùng bữa hoặc mời khách để thể hiện sự tôn trọng. Lời mời tưởng chừng như giản đơn ấy lại thể hiện sâu sắc sự quan tâm và tình cảm gắn bó trong gia đình.

Ứng xử trong mâm cơm



Thực tế, tùy vào từng vùng miền, mâm cơm gia đình lại có những quy tắc khác nhau do tác động từ tập tục vùng đó. Tuy nhiên, cơ bản vẫn phải giữ được những lễ nghĩa chung.

Thứ nhất, tạo sự thoải mái trong bữa ăn. Thế nhưng thoải mái ở đây là trong thái độ, cảm xúc không phải sự xuề xòa, vô ý ở lời nói. Thoải mái song vẫn phải giữ chừng mực, ý tứ.

Thứ hai, “ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, không nên ngồi sát mâm cơm hay chỉ chăm chăm vào việc ăn uống mà không để ý đến người khác. Tránh việc vừa ăn vừa nói. Thậm chí nhiều nơi còn hạn chế việc phát ra tiếng khi nhai, điều này khá khác biệt so với các quy tắc ứng xử của người Hàn Quốc. 

Thứ ba, nên tôn trọng công sức người đã tạo ra bữa cơm cho gia đình. Đừng chê bai món ăn không hợp khẩu vị với mình. Đây là quy tắc rất có giá trị trong văn hóa ứng xử trên mâm cơm. Bởi lẽ ngoài việc tránh làm tổn thương người nấu, đây còn là hành động cho thấy sự coi trọng với người khác, vì món ăn không hợp với mình nhưng chưa hẳn người khác đã thấy vậy.

Bữa cơm gia đình là nơi chứa đựng nhiều đạo lý, quan niệm sống sâu sắc. Dù không được ghi lại thành sách nhưng những nếp sống này vẫn được thế hệ ông bà, cha mẹ truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác.




Giày 3cm - Bạn thân của các nàng công sở

Đối với các nàng công sở, việc đổi mới phong cách sao cho thật thời thượng nhưng vẫn đạt chuẩn các quy định tại văn phòng làm việc là điều vô cùng đau đầu. Ngoài chọn váy, chọn áo, thủ sẵn các kiểu túi xách để chủ động trong mọi tình huống, việc lựa chọn giày sao cho thật thoải mái mà vẫn tôn dáng thực sự không dễ chút nào.

Thay vì lênh khênh trên những đôi giày gót nhọn gây khó khăn cho việc di chuyển, giày 3cm đang là trợ thủ đắc lực cho các nàng trong công cuộc "đẹp - sang" ngày đi làm. Các đôi giày này có thiết kế vô cùng phong phú, từ mũi nhọn, quai hậu, đến không dây, màu trơn, họa tiết,...tất cả đều đáp ứng đủ cho nhu cầu "khó chiều" của các nàng.


Vì không quá cao nên phần đế của các đôi giày này được thỏa thích sáng tạo, từ gót nhọn, gót vuông, đến gót hình học với các cạnh được cắt tinh tế, thậm chí là cả hình tròn cũng được tận dụng.





Những mẫu giày cao 3 cm không thể giúp phái đẹp cao vượt trội so với bình thường nhưng nó khiến người sử dụng cảm thấy tự tin và bước chân uyển chuyển hơn.Sự phối hợp của thiết kế mũi nhọn, dây đan và đế thấp mang tới nhiều mẫu giày đề cao sự thoải mái, phù hợp với phái đẹp ở nhiều vùng miền.





Ở xu hướng thu đông, giày đế thấp còn được xây dựng trên các chất liệu vải dạ để góp phần làm đẹp cho đôi chân của chị em văn phòng.





Xem thêm:


Các kiểu túi xách nên có để làm chủ trong mọi tình huống

Túi xách là một trong các phụ kiện cự kỳ quen thuộc và cần thiết đối với chị em phụ nữ mỗi khi ra ngoài. Không chỉ sử dụng với chức năng đựng vật dụng cần thiết, túi xách còn là nét chấm phá ấn tượng cho mỗi bộ trang phục.

Dưới đây là 4 mẫu túi cơ bản, sử dụng linh hoạt trong nhiều tình huống mà chị em cần có. Tuy nhiên, chọn túi nào trong hoàn cảnh nào cho phù hợp thì trước hết phái đẹp cần nằm lòng 3 nguyên tắc để sành điệu với phụ kiện, từ đó có cách kết hợp sao cho thời thượng.

Túi đeo chéo



Đây thường là những chiếc túi có kích cỡ vừa phải, giúp bạn mang theo đồ dùng cần thiết mà không cần một chiếc túi quá khổ. Bạn vừa có thể “lên đồ” đi dự tiệc vừa có thể ứng dụng trong thời trang hàng ngày, nhất là ở môi trường công sở.


Ưu điểm của loại túi này là tiện lợi, dễ mang vì toàn bộ dây đeo chéo qua người, có thể điều chỉnh trong nhiều trường hợp cần thiết. Những chiếc túi có kích cỡ vừa vặn, gam màu trung tính như đen, nâu, nâu đen,...là lựa chọn rất an toàn.


Túi xách cỡ lớn



Dù muốn gọn gàng nhưng có lúc càng cần phải mang theo một tá đồ lỉnh kỉnh, lúc này chiếc túi cỡ lớn sẽ là giải pháp hiệu quả nhất. Bạn có thể để tất cả mọi thứ mình cần và dễ dàng đeo trên người. Kích cỡ chiếc túi này cũng phù hợp cho những chuyến du lịch, cho những bà mẹ “bỉm sữa” và cả những cô nàng công sở với đủ loại hồ sơ. Đây là chiếc túi có hể dùng cho đi làm, đi chơi, mua sắm hàng ngày. Tuy nhiên, nó không thực sự phù hợp cho các buổi tiệc.


Túi Clutch



Đây là lựa chọn phù hợp cho các sự kiện quan trọng khi đi kèm với những bộ cánh sang trọng. Có những chiếc túi chỉ để vừa thẻ tín dụng, tiền mặt, son môi… Và có những chiếc có kích cỡ bằng túi xách bình thường. Bạn có thể mang túi clutch đến những dịp như đám cưới, những bữa ăn tối hay buổi tiệc ở nhà hàng.


Túi Tote



Tote bag là chiếc túi dễ mua và có giá thành “dễ chịu” vì thường được làm bằng chất liệu vải thô, vải bố.  Các cô nàng năng động, cá tính rất ưa chuộng kiểu túi này vì tiện lợi và dễ phối với trang phục. Túi tote có thể được dùng để đựng bữa ăn trưa, đựng sách vở đi học thêm hay đồ thể thao cho các buổi tập…



Xem thêm:

Nằm lòng 3 nguyên tắc để sành điệu với phụ kiện

Lựa chọn phụ kiện để kết hợp với trang phục là một khâu rất quan trọng, đôi khi phải cần đến sự tinh tế và nhạy bén không hề nhỏ. Chính vì vậy, phụ kiện là yếu tố góp phàn định hình phong cách cũng như tạo nên dấu ấn cho chủ nhân bộ trang phục.

Thực tế cho thấy, nhiều set đồ tuy đẹp nhưng lại bị "dìm thê thảm" bởi phụ kiện không phù hợp. Ngược lại, không ít lần phụ kiện là cứu tinh cho bộ trang phục chưa hoàn hảo; đánh giá được "trình""mix đồ trong những lần đụng hàng. Nhờ chọn được phụ kiện, nhiều người nhờ đó mà lên đời hẳn về thần thái lẫn nhan sắc, như trong lần Hoa hậu Thu Thảo chuyển phong cách mới gần đây. Vốn chỉ diện nguyên cây đen nhưng nhờ kết hợp với màu son, kính mắt, túi xách mà trông nàng hậu sang chảnh, thần thái hơn hẳn so với style nhẹ nhàng trước đây.

Tuy nhiên, để chọn được phụ kiện thực sự phù hợp và phát huy tốt vai trò của mình, các quý cô nên nắm chắc 3 nguyên tắc sau đây:

Tỷ lệ



Khi mặc trang phục có họa tiết thì phụ kiện đơn giản là lựa chọn tốt nhất và ngược lại, phụ kiện cá tính và độc đáo sẽ làm nổi bật bộ quần áo phong cách đơn giản. Khi lựa chọn phụ kiện có thiết kế xù, rối, đính sequin hay thêu, nên cân nhắc và chỉ dùng một vài món làm điểm nhấn. Phụ kiện nên giúp thu hút sự chú ý cho tổng thể trang phục của bạn chứ không phải làm mờ nhạt nó.


Màu sắc

Khi mặc trang phục màu đen, trắng hoặc trung tính, bạn có thể dễ dàng lựa chọn và phối hợp với bất cứ phụ kiện nào có màu sắc bạn yêu thích. Tuy nhiên, nếu bạn đang mặc một bộ quần áo nhiều màu sắc, hãy chắc chắn rằng những món trang sức sẽ không xung đột với nhau.


Nếu bạn muốn gây dấu ấn thời trang, hãy chọn các màu sắc đối lập nhau, kết nối những gam màu táo bạo và mạo hiểm, thử nghiệm liên tục để lựa chọn sự kết hợp độc đáo nhất. Nhưng, hãy luôn chắc chắn việc kết hợp màu sắc nằm trong sự kiểm soát và đi theo chủ đích cụ thể, đừng để cảm hứng và sự tùy tiện dẫn dắt bạn. Ngoài ra, không sử dụng nhiều hơn 3 màu trong toàn bộ set đồ của bạn.

Phong cách



Phụ kiện thời trang có thể xác định phong cách của bạn. Một chiếc áo sơmi trắng, quần jean hoặc váy đen đơn giản có thể trông hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn khi kết hợp với túi xách, giày dép, đồ trang sức và các phụ kiện khác. Dưới đây là một số phong cách phụ kiện phổ biến:

  • Phụ kiện cổ điển: hoa tai đính ngọc trai hoặc kim cương, khăn lụa, clutch da và giày pumps đen cổ điển.
  • Phụ kiện quyến rũ: hoa tai đèn chùm, vòng cổ to bản, nhẫn đính đá lớn, clutch đính pha lê, kính mát quá cỡ và giày cao gót.
  • Phụ kiện vui tươi: trang sức phong cách chunky, túi hobo, khăn quấn đầu, thắt lưng mảnh và giày búp bê nhiều màu sắc.
  • Phụ kiện cá tính: Vòng tay to bản, vòng cổ choker, túi đính đinh tán và bốt da đen.
  • Phụ kiện công sở: Vòng cổ mảnh, đồng hồ cổ điển, cặp da hoặc túi đeo vai, giày gót kitten
  • Phụ kiện thường ngày: đồng hồ hoặc vòng tay màu kẹo, kính mát Wayfarer, túi crossbody (túi mini đeo chéo), nón floppy, bốt cao gót hoặc sandals đế xuồng.



Xem thêm: