Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Ghé thăm Gia Lai với những món ăn không thể quên

Nếu đã dành thời gian đến ngắm phố núi Gia Lai ảo diệu trong sương sớm thì cũng đừng quên ghé lại để thưởng thức những món ăn "tuyệt đỉnh" của nơi đây.

Gà tộc và cơm lam ống tre

Là một trong những món ăn nghe tên đã thấy đậm chất núi rừng Tây Nguyên. Khám phá ẩm thực Gia Lai mà bỏ qua món cơm lam gà tộc thì chắc hẳn là thiếu sót rất lớn. Món ăn này thoạt nghe có vẻ đơn giản và bình dân, nhưng với cách chế biến của người dân bản địa, hương vị này xứng danh “ăn một lần mãi không thể quên”. Gà ở đây không phải là loại gà bình thường mà là gà “leo núi, bới sỏi tìm mồi”; thịt rất săn và ngọt.


Nước chấm gà cùng mang “phong cách” rất Tây Nguyên với hỗn hợp muối hạt, ớt, lá é tạo thành hương vị độc đáo, lạ miệng, tăng thêm hấp dẫn khi ăn kèm với thịt gà. Cơm lam là loại gạo nếp hoặc dẻo đỏ vào ống tre sau đó nướng trên lửa hồng. Cơm có độ dẻo vừa phải, không quá khô, khi ăn để lại dư vị rất ngọt và thanh.
Một vài địa chỉ du khách có thể ghé qua để thưởng thức món ăn đặc biệt này là Quán Plit (hẻm 39 Đào Duy Từ, Tân Sơn), Gà nướng Plei Têng, hoặc Quán Ksor Hnao, Bazan quán.

Bánh canh



Khác với món cháo canh Quảng Bình, sợi bánh canh ở đây còn có cả bột lọc và bột gạo, sợi to và ngắn hơn. Nước dùng cũng được ninh từ xương heo cho ngọt vị, sau đó nấu cùng rêu tôm thịt, giò heo, huyết, chả cá, trứng cút. Chính công thức này đã làm nên nét khác biệt cho món bánh canh Gia Lai dù vốn dĩ đây là món ăn có ở hầu hết các vùng miền.

Bánh hỏi cháo lòng


Có nguồn gốc từ Bình Định và được những người dân qua quá trình di cư mang theo. Đến nay, Cháo lòng bánh hỏi đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều người dân phố núi. 


Bánh hỏi được làm từ gạo nhưng sợi bánh thanh mảnh hơn sợi bún. Gạo vo sạch, ngâm qua đêm cho mềm rồi vớt ra đem xay nhuyễn. Cho hỗn hợp bột đã xay vào bao rồi buộc miệng bao lại, lấy đá đè lên trên để bột nhanh ráo nước. Sau đó, hấp bột vừa đủ chín, nhồi bột thật dẻo chia thành từng phần nhỏ. Bánh hỏi có ngon và đẹp mắt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiếc khuôn. Nếu lỗ nhỏ quá, sợi bánh sẽ thanh mảnh, dễ bị đứt gãy, nếu lỗ to quá bánh lại giống sợi bún.

Bún Mắm Cua




Món ăn chỉ nghe thôi đã thấy dậy mùi, nhưng đảm bảo ăn là sẽ mê. Bún Mắm Cua ở đây được lấy phần thân đem giã nhuyễn để lọc lấy nước. Nước cua tươi được ủ qua đêm cho lên men. Sau khi chế biến nước cua sẽ có màu nâu đen khá đặc trưng trong đó có măng được ăn kèm với ngò gai, da heo, hành phi và chanh. Bạn nên vắt 1 trái chanh mùi sẽ ăn hơn cho các bạn ăn lần đầu tiên.

Phở 2 tô

Phở 2 tô hay tên gọi quen thuộc khác là phở khô, món ăn trứ danh của phố núi Plieku. Một tô là tô phở khô đã trũng sẵn kèm một chút tóp mỡ, thịt xay. Tô còn lại là nước dùng kèm thịt bò, thịt gà xé. Thưởng thức hai tô, Bạn sẽ thấy dai dai của sợi phở, đậm đà tương đen và vị ngọt của nước lèo.



Đây là món ăn được nhiều người dân lựa chọn làm bữa sáng cho gia đình vì vừa tiện lợi, vừa đảm bảo dinh dưỡng. Còn đối với khách du lịch, phở khô sẽ là dấu ấn ẩm thực vô cùng khó quên. Thực chất cách làm không quá khó, nhưng điều đặc biệt ở tay nghề của người đầu bếp, nồi nước lèo sẽ quyết định phần lớn chất lượng món ăn. Tại Pleiku, phở khô Hồng được đánh giá là “đỉnh cao” của món ăn này, hương vị rất khác biệt, khó có nơi nào giống được.

Bánh Xèo



Khá khác biệt với một vài nơi, người Gia Lai lại thường chọn bánh xèo cho bữa sáng. Không giống với bánh xèo miền Tây, bánh xèo Gia Lai có nhân gồm trứng và thịt bò, hương vị lạ miệng này khiến người ăn thích thú mãi không thôi. Mùi thơm từ thịt bò hay các loại nguyên liệu tỏa ra theo khói sẽ khiến bạn khó mà cưỡng lại được. Các nguyên liệu bên trong vừa chín tới. Người ăn khỏe phải thưởng thức 5 – 6 chiếc bánh mới đủ no.



Xem thêm:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét